Cách học IELTS Reading từ 4.5 lên 8.5 trong 6 tháng - Tự Học IELTS.

Cách học IELTS Reading từ 4.5 lên 8.5 trong 6 tháng

Cách tự học IELTS Reading từ 4.5 lên 8.5 trong vòng 6 tháng

Đây là các chia sẻ của người thật – việc thật, các bạn nhớ đọc kỹ để tham khảo thêm nhé.

Chào các bạn, hôm nay tranh thủ còn vài ngày hè cuối cùng, hôm nay viết vài dòng chia sẻ kinh nghiệm học Reading.
Sau 6 tháng mày mò tự học, mình đã thi ielts với số điểm là Reading 8.5, Lis 8.0, Writing và Speaking 6.0 (2 kỹ năng này thì mình khá yếu do ít có ôn luyện nhiều).

Hiện tại mình đang là sinh viên năm nhất của Đại Học Ngoại Thương (FTU) – mình thi vào ban A nên nền tảng tiếng anh nói chung cũng khá tệ, đợt thi đầu vào test thử thì được 520 điểm thôi, khá là nhục :)). Tuy nhiên ở thời điểm này thì Toeic không còn là chuyện khó với mình nữa, mình từng làm thử thì cũng trên 900 điểm. Vì vậy mình nghĩ kinh nghiệm của mình sẽ phù hợp với khá nhiều bạn có hoàn cảnh tương tự.

Mình thì hoàn toàn không phải kiểu thích học truyền thống của nhiều bạn là cứ đâm đầu vào giải đề, học từ… mà bản thân mình chú trọng hơn vào việc luyện nền tảng cho thật tốt, rồi sau đó mới đi vào luyện đề sau. Nên phương pháp của mình sẽ tốn time khá nhiều, nhưng nếu các bạn kiên trì theo cách học IELTS Reading này thì các bạn sẽ hoàn toàn có thể tiến xa hơn trong việc thi các chứng chỉ khá như GMAT, SAT…

Cách học IELTS Reading của mình hướng tới việc:  not only reading Ielts but also reading comprehension.

Cách học IELTS reading chi tiết như sau:

Mình chia ra 2 phần: luyện dạng luyện đề

Giai đọan 1. Luyện dạng bài IELTS Reading:

Luyện dạng là mình làm theo từng dạng: gap filling (điền từ), summary, classification, matching heading, yes/no/not given…

các bạn nên học theo từng DẠNG ĐỀ trước khi giải đề. Ví dụ như sau khi làm dang Gap Filling này thì bạn lôi hết các sácg ra ( không giải bộ Cam vs Bộ Plus, để dành), thấy bài nào có dạng Gap Filling thì làm. Sau đó bôi đi để làm Matching heading, sau đó bôi đi làm dạng khác….tức là 1 bài đọc bạn có thể làm skim and scan khoảng hơn chục lần. Luyện như vậy sẽ có một số lợi ích sau:

  • Làm đề không thì rất chán và ngán sẽ dễ nản. Vì đề dài và khó. Làm theo từng dạng thường chỉ có 4 tới 5 câu=> đỡ chán
  • Làm 1 dạng mà nhiều bài như vậy thì sẽ luyện được phản xạ tốt. Sau này có gặp thì làm theo phản xạ luôn.
  • Mổi lần làm lại bài thì các bạn sẽ có cơ hội ôn lại từ vựng, cấu trúc câu…Nhìn riết từ vựng sẻ tự chui vô đầu.
  • Cải thiện khả năng skimming, vì mổi lần làm lại thì đều phải skim lại cả bài.
  • Biết được mình giỏi ở dạng nào và yếu ở dạng nào. Vì khi vô làm bài thi, bạn nên làm dạng bài mà bản thân thấy dể nhất để lấy điểm và tạo đà tâm lý.

Sau đây mình xin ví dụ một số dạng chính điển hình. Gap filling, matching heading and True/ Faulse/ Not Given

i. Gap Filling: điền từ

Lời khuyên với các bạn là nên làm dạng điền từ này trước vì nó sẽ giúp mình có thêm kinh nghiệm trong việc chọn và tìm key word, xác định synonym cùng với cải thiệc tốc độ skimming.

Ex:
Passage: Lomax immediately set to work. He travelled to libraries at Harvard, the Library of Congress, Brown University and elsewhere in order to explore unpublished song collection

Question: Lomax began the research for this project by looking at …..that were not available in book form.

  • Tips: (1) chọn key word để tìm ra đoạn text mà mình cần đọc để trả lời

Note: các bạn chỉ nên chọn 1 keyword thôi. Nhiều bạn có thói quen chọn nhiều key nên skim rất lâu nhưng không hiệu quả. Keyword thường là verb, noun, danh từ riêng ..khi chưa biết chọn key word như thế nào cho hiệu quả thì bạn cứ chọn 1 words mà mình thấy nó có đóng góp vào nghĩa của câu nhiều nhất, nếu không được thì đổi. Từ từ sẽ có kinh nghiệm chọn key sao cho hiệu quả.
Sau khi chon key word và thấy có xuất hiện trong text thì cần kiểm tra lại các từ còn lại có hợp với nhau không bằng cách.

  • Tips (2) Ghép những synonym lại vs nhau:

Began = Set to
Look at = explore
Not available= unpublished

Note: khi tìm được các synonym như vậy trong bài thì các bạn viết ra rồi học luôn. Mỗi khi tìm được 1 synonym mới thì viết tiếp vô. Vì synonym của academic word cũng có hạn, xài tới xài lui cũng có bây nhiu đó, sau nay chắc chắn sẽ gặp lại. Khi mình reading, sau khi xác định được key thì cố gắng nhớ ra dãy synonym của nó. Vừa để ôn lại, vừa dễ skimming
Học từ theo synonym cũng là một trong những cách hiệu quả (thầy Đình Long hướng dẩn mình và bản thân củng thấy rất đúng )
Sau khi đã chắc chắn vị trí của đoạn text và xác định các synonym thì ta khoanh vùng từ cần tìm.

  • Tips (3) xác định loại từ cần điền: N, V, ADJ

Kết quả: song collection
Các bạn nên bắt đầu với dạng này trước, nó luyện cho mình tìm key chính xác, đoán synonym và đọc hiểu rõ từng câu nhỏ. Sau khi tiến bộ trong việc tìm key và cải thiện tốc skim thì ta sẽ chuyển qua dạng matching heading.

ii. Matching heading

Sau khi đã có kinh nghiệm tìm key và synonym rồi ta bước sang 1 dạng đòi hỏi cao hơn 1 tí – matching heading. Để làm được dạng này bạn cũng phải xác định key word của câu hỏi và skim. Tuy nhiên, trọng tâm của dang này đòi hỏi kỹ năng SCAN.

Theo kinh nghiệm các bạn đọc 2 câu đầu và câu cuối, thường là topic sentence và conclustion sentence của đoạn để tìm ra ý chính. Tuy nhiên ” các câu ngắn nằm trong lòng đoạn văn cũng có thể là câu chứa ý chính”, nghiệm lại thấy cũng đúng.

Nhưng nhiều câu khó, ý chính dàn khắp đoạn văn, yêu cầu phải có kỹ năng scan tìm đại ý, cái này cần phải có thời gian mới cải thiện được. Mình sẽ chia sẻ phần này sau.

iii. True/ Faulse/ Not Given: có 2 loại nhỏ trong dạng này.

True/False/Not Given: dạng bạn cần dựa vào facts có trong bài, không suy luận

Yes/No/Not Given: phải suy luận dựa trên opinion của tác giả (lưu ý là suy ít thôi, đừng sâu quá)

Đa số các bạn xem đây là dạng khó nhất của bài reading. Cái khó của dạng này ngoài việc tìm keyword đúng, đòi hỏi các bạn phải có kỹ năng skim nhanh vì key word nằm sâu trong bài text ( không như matching heading, key thường chỉ xuất hiện ở 2 cầu đầu và cuối). Và quan trọng nhất là phải hiểu rõ thông tin.

Khó khăn khác là phải lựa chon “NOT GIVEN” hay “FAULSE”

Một số lưu ý của mình khi làm dạng này là:

  • Đọc và hiểu toàn câu hỏi, và Key word chỉ để xác định vị trí câu mà mình cần tìm thông tin trong bài đọc. Do đó, đừng quá chú trọng tới key word mà hãy cố gắng hiểu cả câu đó cùng với 1 câu trước và 1 câu sau.
  • Chú ý adverb như usually, often, sometime…. Các modal verb như should, must, may…

Một kinh nghiệm nhỏ của mình vs dang bài này đó là nếu trong câu xuất hiện các adverb mang tính khẳng định 100% như always, only, certainly, never…. Thì 80% câu đó là Faulse

Nếu mất quá nhiều thời gian cho một câu thì cứ “ NOT GIVEN” vì thông tin có thể không có. Đọc kỹ câu hỏi và xác định thông tin mình cần là fact hay opinion.

Ví dụ:
It is hard to account for the fact that… => fact
The author believes…=> opinion

Đây là 3 dạng chính cơ bản, các dạng còn lại là nó thay đổi hình thức nhửng bản chất vẩn vậy, các bạn có thể tham khảo thêm các sách dạy đọc khác nhé. Và cố gắng luyện tập mổi ngày.

Để luyện mấy dạng này thì các bạn có thể tham khảo các quyển như Basic IELTS Reading, 15 days’ IELTS Reading, Intensive IELTS Reading. Các sách này phân dạng khá tốt. Các bộ như Cambridge IELTS Tests, Plus tests thì để từ từ sau nhé.

Giai đoạn 2. Luyện Đề

Sau khi hoan thành hết các dạng trong các sách IElTS thì các bạn bắt đầu vào đề trong bộ Cambộ Plus. Sau một thời gian cày các loại bài thì khả năng skim và scan, từ vựng, ngữ pháp đã tăng đáng kể. lúc làm đề dù cho có sai thì củng đã hiểu được tại sao mình sai và mới có thể sửa được.

Cố gắn mổi ngày 1 đề thôi nhưng phải hiểu rõ vì sao mình lại làm như vậy và sao mình lại sai. Canh giờ cho mổi passage là 20’ sau đó có thể bớt thời gian lại còn khoảng 15 ( trừ hao trong phòng thi bạn bị khớp)
Làm dạng mình thấy dễ nhất. Nên chừa dạng matching heading lại làm cuối vì sau khi làm hết các câu khác, bạn đã có thể hình dung một phần nào nội dung của bài đọc. Sau khi làm xong thì nhờ người khác check giùm. Check thôi chứ đừng xem đáp án vôi mà hãy cố gắng làm lại câu mình sai. Cho tới khi ra và hiểu được vì sao khi nãy mình sai còn giờ mình đúng. Sau khi làm xong cũng nhớ tìm synonym để học luôn.

iv. Khó khăn phổ biến trong việc luyện Reading Ielts – Cách khắc phục

Vì mình học từ đầu luôn nên có thể những khó khăn mình gặp cũng giống như mọi người sau đây là một số kinh nghiệm để vượt qua. Mình tạm chia quá trình luyện Reading thành 3 giai đoạn, tuỳ vào mục tiêu điểm số mà các bạn có thể dừng lại khi nhận ra mình đã đạt tới mục tiêu rồi, không cần học nữa, không tiến bộ nổi thường chỉ sinh ra áp lực thôi.

  • 1. Từ 5 tới 20 câu ( band 5-5.5)

Hầu như bạn sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào trong khoảng thời gian này và dễ dàng đạt dược 20 câu / 40. 20 Câu củng là band 5, mức điểm mà ai củng có thể đạt dược nếu có một chiến thuật làm bài hợp lý và từ vựng tương đối (học 570 từ, ngữ pháp đơn giản:các thì (tense), passive voice, relative clauses…. là đủ cho gian đoạn này)

  • 2. Từ 20 tới 25-27/40 câu (band 6-6.5)

Nhìều bạn sẽ bị kẹt lại ở đây, làm mãi vẫn không lên được và nhiều lúc còn cảm thấy thụt lùi. Lý do ở đây là 25 câu tức là đã lên 1 tầm mới (6-6.5) do đó, không những đòi hỏi từ vựng mà kỹ năng đọc hiểu, tổng quát cũng phải tốt hơn. Theo kinh nghiệm của mình, khi gặp khó lúc này bạn đừng làm Reading Ielts nữa mà hãy ra BBC or CNN đọc tin. Bỏ reading Ielts 1 tuần. như vậy nó sẽ có một số cái lợi như sau:

  • Sau một khoảng thời gian làm bài nhưng không tiến bộ được, bạn sẽ nản và không còn động lực, ra BBC đọc những tin mà mình thích để có lại động lực. vì lúc này bạn đọc những đoạn tin ngắn trên BBC thì đã có thể hiểu được khoảng 30-40% lúc đó mình sẽ thấy khoảng thời gian mình cày ielts là rất có ích và đã có kết quả.
  • Đọc tin còn giúp các bạn khái quát vấn đề tốt hơn.
  • Bên cánh đó thì những tin chính (tin thế giới, văn hóa, giáo dục) thường dùng các từ academic nhưng không biến thái quá. Các bạn có thể ôn lại và trau dồi thêm cách xài từng từ trong thực tế.
  • Và củng có thêm ideas cho bài writing.
  • Lưu ý là có tìm ý tổng quát chứ đừng chi tiết quá vào 1 câu mà ko hiểu tổng quát bài báo nói gì.

Sau 1 tuần đọc tin thì hãy quay lại làm đề sẽ thấy lên đô, nếu không thì quay lại đọc tin. Tuy nhiên, các bạn nên tập thói quen đọc tin BBC or CNN thường xuyên. Nó thực tế và cần thiết hơn rất nhiều so với bài reading( vốn rất trên trời).

  • 3. Vượt qua ngưỡng 7.0 -7.5

Sẽ rất rất khó đễ vượt qua đây vì lúc này các bạn phải thật sự hiểu và nắm được ý của bài đọc kết hợp với 1 chiến thuận làm bài thuần thục. Lý do bạn khó vượt ngưỡng này không nằm ở vốn từ vựng và ngữ pháp (6.5 or 7 là đủ dể học master rồi) và từ vựng cũng không thể hoc hết được các từ chuyên ngành. Ví dụ như không thể hỏi bạn về các thuật ngữ sinh học v…v…Mổi người có 1 chuyên môn riêng. Do đó, muốn vượt qua ngưỡng 7.0 -7.5 thì bạn phải đọc hiểu và tư duy như người bản xứ. bỏ qua các từ chuyên ngành nhưng vẫn nắm được đại ý.

Mà nhìn chung cách chúng ta tư duy không giống với người bản xứ. Đó cũng là lý do vì sao mình có nói các bạn không nên tư duy suy luận quá sâu khi làm bài. Mọi người thường có tâm lý người nước ngoài là rất giỏi, họ viết bài rất thâm thúy…. Nên cần suy luận sâu. Tuy nhiên, bài reading ielts là để check khả năng đọc chứ khống chú trọng nhiều tới khả năng logic, họ cũng tư duy và trình bày đơn giản không phức tạp lắm đâu.

Kinh nghiệm của mình thì tới lúc này bạn cứ hãy ra BBC or CNN đọc tin nhưng nâng cao lên, nên dọc những tin nó academic một chút ( science topic) hoặc có thử sức ở các web sau :

  • Science

http://www.sciencedaily.com
http://www.newscientist.com

  • Kinh tế

http://hbr.org (vào blog)
http://www.forbes.com/
http://www.economist.com

  • Công nghệ thông tin

http://www.cnet.com/
http://www.pcworld.com/

  • Thể thao

http://espn.go.com/

Đây là những web chuyên sâu hơn nhưng thiết thực về cả idea, từ vựng đều cần thiết hơn trong công việc hay học tập và dĩ nhiên sẽ xuất trong bài đọc ilets. Cố gắng hiểu nội dung của toàn bài và có thể summary lại. Mục đính cuối cùng là mình phải đọc hiểu dược những bài này mà. Các bạn nào xài smartphone có thể lên store mà down về các app của BBC, CNN, Bloomberg, USA today… khi nào nó có tin gì giật gân là nó báo. Lâu lâu cứ nhìn vào lướt sơ qua củng rất có ích. Cố gắng đưa tiếng anh vào đời sống của mình một cách tự nhiên nhất.

Sau khi qua được band 7.5 thì sẽ lên luôn. Lúc đó cứ làm là đúng=> dộng lực sẽ tăng lên. Một điều nửa là nên làm xen kẽ bộ Plus và bộ Cam. Vì Plus khó hơn, làm rất dể nản nên kẹp Cam vào làm cho bớt nản. mổi ngày cứ bốc đại 1 bài làm, tránh tâm lý (Plus khó nên nhiều lúc không tự tin=> sai nhiều). Ngoài ra nếu còn nhiều thời gian thì mọi người nên luyện thêm bộ Actual Tests, IELTS Trainner…

Tạo đà tâm lý củng rất quan trọng. có gắng đừng làm mình nản và ngán vào lúc gần thi. Lúc vô thi thấy ngán làm là tiêu.

Một điều nữa là sau khi đạt mốc đạt được 2/3 target. Bạn hãy cầm tiền đi đóng tiền thi đi. Tránh đêm dài lắm mộng, hẹn thi rồi cứ dời, càng để lâu càng ngán, và củng có thêm 1 chút áp lực để việc học hiệu quả hơn.
Có lần thầy có người nói với mình, nếu muốn đạt mức trên 8 thì tiếng anh phải thật tự nhiên trong cách học và cách áp dụng. Cứ tiếp xúc với t.a qua nhiều nguồn 1 cách tự nhiên, đừng ép buộc bản thân quá. Nếu đi thi điểm cao vì có tips mà ko thể hiểu nổi 1 bài văn thì cũng buồn lắm.

Nếu như IELTS Writing và IELTS Speaking khó, thì Readng và Listening là 2 kĩ năng dễ lên, tự học được, mỗi người có 1 cách học khác nhau, nhưng tựu chung cũng là luyện tập nhiều, chăm chỉ. Mọi người cố gắng lên nhé.

“There is no Failures, only quitter – không có kẻ thất bại, chỉ có kẻ hèn nhát”