[Lưu Ý] Tự Học IELTS Vocabulary? - sachphotos

[Lưu Ý] Tự Học IELTS Vocabulary?

sachphotos.com tổng hợp lại bài chia sẻ của 1 bạn IELTS 8.0, nay là giáo viên giảng dạy IELTS cho các bạn tham khảo cách học IELTS Vocabulary khá hay và hiệu quả nhé.

Hôm nay mình sẽ chia sẻ cách mình học từ (1 trong những thứ khó khăn nhất của bất kì ai và bất kì kì thi nào), và cách mình branstorm ý tưởng.

language-word-cloud

Mình lười lười cực kì lười học vocab. Có 1 khái niệm từa tựa như là “safe zone” hay gì đó ám chỉ việc bạn đã dùng tiếng Anh (giao tiếp cơ bản) đc tương đối và bạn hài lòng với vốn từ bạn có. Điều này tốt, vì nhthe tức là bạn đã có thể đạt độ 5 6 điểm chẳng hạn, và quan trọng là đi ra 1 nơi toàn Tây thì vẫn có thể ngon lành giao tiếp mua bán, thậm chí cao hơn là có khả năng discuss vấn đề đc J. Tuy nhiên, nó lại là 1 con dao 2 lưỡi khó lường nhất, vì nó sẽ đóng vai trò 1 lực cản nặng về vô cùng cho việc bạn có muốn tăng cường vốn từ của bạn ( đặc biệt là các từ theo kiểu scholar hay advanced gì đó J). Chẳng hạn như mình, hoặc gần hơn mình gặp nhiều là các sinh viên của mình. Chúng ta là những con dân của ban D thần thánh, làm đề ĐH tính bằng trăm nghìn đề, nhưg tin ko, toàn là những từ quen thuộc, thậm chí còn chẳng đc xếp vào hàng essential words của IELTS chứ đừng nói là Advanced. Xem phim ư? Ok, nhưng mình thề là mọi người thường phỏng đoán nhiều hơn là tra cứu nghiền ngẫm (vì tra xong thì phim qua xừ mất rồi). Việc hài lòng với bản thân, dù trên bất kì phương diện nào, cũng đều thật là nguy hiểm đấy ạ.

Mình chỉ thực sự ngộ ra điều này sau khi mình đã trải qua 1 kì thi IELTS và chuẩn bị giáo án để đi dạy pre-IELTS. Làm gì có ai gửi gắm sự học cho 1 giáo viên thi theo bản năng, dù giáo viên đó có điểm cao đến đâu? Nên là mình hạ quyết tâm gò mình vào 1 khuôn khổ.

Sau 1 hồi search tùm lum tào lao, đọc trên đủ các trang, thì mình đã mang về:

  1. Bộ “Cambridge Vocabulary in use” – 2 cuốn đầu khá đơn giản so với mình nên mình chỉ đọc lướt.
  2. Cuốn Cambrdge Vocabulary for Ielts và quyển Cambridge Vocabulary advanced của Culin – ko biết viết có đúng ko 🙂
  3. English collocations in use – Cambridge
  4. Bên cạnh đó, ko thể thiếu các cuốn tổng hợp đề, lấy từ mới từ đó ra đã có 1 rổ luôn rồi J

Như mình đã nói, mình ko đặt nặng vấn đề tài liệu nên trong 1 tỉ thứ đc suggest trên mạng, mình đã tìm hiểu kĩ và chỉ mang lại có chừng đây. Quan trọng là bạn học thế nào.

Cách của mình nghe thì hơi phức tạp, nhưng rất vui J. Tất nhiên, với mấy cuốn sách mà mình suggest ở trên, thì cứ cố làm và luyện và luyện là coi như đã lăn đc 1 vòng bánh xe từ mới vào não rồi. Cái quan rtonjg là bạn đg đi đường trường, và bạn cần nhớ, cần DÙNG những từ đó trong cả 1 quá trình dài hơi. Mình có 1 cuốn sổ, sau này đc chuyển thể thành 1 tập giấy note ghi lại từ mới, có đánh số đàng hoàng (đánh số làm gì lát mình sẽ viết ạ). Trong đó có cách dùng của từ đó (vì 1 từ lẻ loi chả mang lại điều gì cho trí nhớ của bạn. Mình mua 1 cái bảng ghim, và ghim từ lên đó, để cứ ngẩng mặt lên là thấy từ =)).

Có mấy rules như sau:

  1. Học theo chủ đề, viết theo chủ đề sẽ dễ học hơn. Đừng chạy theo thành tích, cứ coi như mõi chủ đề là 1 lớp chiếu, bạn cuốnc hiếu thì tốt hơn là để cái kho từ vốn đã nông lại còn thủng lỗ chỗ.
  2. Mỗi từ ghi ra list nên kèm 1 ví dụ kiểu buồn cười 1 tí. Chứ đừng ôm nguyên cả cái ví du jtrong từ điển ra và hi vọng bạn sẽ nhớ nổi. Cái gì tự nghĩ ra, não bảo thế thì não sẽ nhớ thế. Bạn lại phải nhớ thêm cái vdu trong từ điển thì có phải mệt não thêm ko?

Kiểu như: enemy là kẻ thù chẳng hạn

Thì ví dụ của mình sẽ là: My bf’s ex gf is my worst enemy =)) hoặc cái gì đó funny và dễ nhớ hơn thế, để sau này nhìn thấy từ này là nghĩ về cái ví dụ và ale hấp, nhớ ra luôn nghĩa của từ đó. (ko phải từ nào cũng phổ thông như enemy đâu, ví dụ thôi nhé J )

  1. Luôn nhớ phải check quyển collocations để xem từ này dùng ntn. Sẽ tuyệt hơn nếu như bạn có thể tìm ra cách dùng mà tác giả dùng trong văn cảnh của bài đọc vì như thế thì chuẩn hết chỉnh rồi. Tuy nhiên, việc double check mọi thứ sẽ làm từ đó đc lăn thêm 1 lần bánh xe vào não (mình thích hình ảnh này lắm ạ!), nên sẽ nhớ dai hơn.
  2. Tại sao lại nên đánh số: vì trong 1 số trường hợp hãn hữu, khi bạn ko thể nhớ ra 1 từ nghĩa là gì, mà lại vô tình nhớ là nó ở trên 1 từ A, dưới 1 từ C, thì có khi bạn lại sực nhớ ra cũng nên. Cái này nghe thì vô tưởng mà lại luôn work với mình

VÍ dụ:

Gặp 1 từ khó kiểu như là gặp từ ‘chorology’ – chịu ko nhớ nó là tư gì. Nhưng nhớ là nó  thuộc chủ đề mấy cái ogy ogy này, xong lại ở trên nó là từ abcdgy có nghĩa là A, từ dưới nó là zyzgy có nghĩa là B -> thế là oh lala, nhớ ngay tức thì ạ.

  1. Cái này quan trọng ạ: GHI ÂM! Ôi đến tận bây giờ mình vẫn còn thấy buồn cười hồi học vocab (mình học cả GRE và IELTS trong 1 giai đoạn). Bố mình có hôm cnhat ở nhà chạy sang: Ôi con học à? Bố tưởng nhà có khách =)). Là vì mình cứ ngồi thu âm như con dở hơi trong xó nhà. Cứ mỗi ngày, target của mình là làm và học được 40 từ mới. Sauk hi học và luyện trong sách, chép ra note rồi, mình sẽ ngồi thu âm. Cứ đọc lên thật to, và độc thoại với bản thân ví dụ như này ạ:

“aquatic” – ơ que tích – k – có nghĩa là mọc/ sống dưới nước (kiểu con lợn mọc dưới nước là con lợn bị ngu, thực ra là cây san hô cơ!): aquatic animals, aquatic vegetables, hoặc nghĩa thứ 2 là chơi ở dưới nước: e.g: aquatic sports

(ôi mình xấu hổ quá trích nguyên văn đấy ạ).

Cách này hiệu quả cực, self-taught cực kì funny luôn đặc biệt là khi bạn nghe lại những thứ ngu xi mình vừa nói ra haha. Bằng cách tư duy và học này, hơn thế nữa, mình còn học đc khả năng giải thích rất ok, mà sau này phục vụ mình cực tốt trong công tác giảng dạy ^^. Vì luôn phải tìm cách giải thích dễ hiểu mà ạ.

Và thế là, sau này khi vào phòng thi, gặp 1 từ trong list đó, bạn sẽ lục lại trí nhớ và ồ ạt những thứ độc thoại tưởng chừng ngớ ngẩn kia hiện về, hiệu nghiệm cực kì, lại còn cảm thấy thoải mái trong lúc làm bài nữa chứ :p