[Personal Experience] Mình Đã Học Và Thi IELTS ra sao - IELTS 8.0

[Personal Experience] Mình đã tự học và thi IELTS như thế nào? – Phần 1

Ôi, cái sự cả thèm chóng chán bây giờ mới lại có dịp đụng vào blog thân yêu.

Và topic này thì thật là chả liên quan gì đến ý định viết lách của tác giả. Nhưng chuyện là thời gian gần đây, nhất là sau khi mình cũng gọi là “chó ngáp phải ruồi” được 1 chú điểm Tám chấm Ielts (chuyện là band nào cũng Tám), có tương đối nhiều anh em bạn bè họ hàng và bây giờ là sinh viên của mình ráo riết hỏi kinh nghiệm.

Thời đại bây giờ các gia đình đầu tư cho con cái học Tiếng Anh sớm, rồi nhà trường cũng khuyến khích học Tiếng Anh, các nhà tuyển dụng ưu tiên chứng chỉ QT, sự phổ biến của các chương trình học bổng du học mà trong đó chứng chỉ TA là 1 thứ ko thể thiếu, tất cả những yếu tố đó (tất nhiên còn các yếu tố khác nữa), khiến cho ngày càng nhiều các trung tâm luyện thi lớn nhỏ mọc lên và thu hút được rất đông đảo học viên từ khắp nơi.

Mình cũng đã từng là 1 sinh viên ao ước có trên tay tấm bằng IELTS để đi du học. Nhưng mà dòng đời xô đẩy nên IELTS của mình bh chỉ để phục vụ việc đi dạy và sắp tới là … lấy chồng. Nhớ lại những giai đoạn ôn IELTS,  thực sự là có quá nhiều trải nghiệm đáng nhớ :)). Mình đã từng ghen tị vì em họ được cho đi học ACET sang chảnh 2 chục triệu/level. Nhưng lại dặn lòng thôi tiền đấy làm đc bn thứ khác. Cũng đã từng chán nản thiếu động lực tìm tòi trtung tâm này trung tâm kia, lân la webtretho =))) rồi các forum ttvnol các kiểu để tìm nơi uy tín. Còn nhớ mình chắc là 1 trong những đưa đầu tiên gọi đt hỏi RES về lớp học (bh nó to tổ đùng ở cạnh cơ quan luôn rồi), rồi suýt thì kí hóa đơn nộp tiền học GLN (sau này bị các chị sales truy lùng =)) ), và cả các lớp như cô Nhã, cô Lê Na (ngày xưa còn đi ktra đầu vào cô Đức nữa chứ :)) )cũng đều in dấu chân đến tìm hiểu thông tin của mình.

Mình cứ tự nhủ: ơ, nhưng mà học xong tốn tiền thế nhỡ ko ra gì thì sao? Vì kinh nghiệm xương máu ngày xưa cái thời lớp 12 điên cuồng đòi bố mẹ bỏ 14tr đi ôn ở RV với mong ước xuất ngoại, xong rồi trượt, nên bây giờ mình thận trọng lắm :)). Và rồi chị gái an ủi: Cứ thi đi xem thế nào. Mình bắt đầu quyết tâm tự học. Và quá trình từ lần có IELTS đầu tiên (tháng 3/2010) cho đến gần đây nhất (2014), mình đã tích góp được những bài học xương máu và hi vọng sẽ giúp ích được cho mọi người. Series này sẽ bao gồm nhiều phần.

Phn đu tiên: Khong thi gian hp lý cho IELTS đi vi các đi tượng (trình đ) và cách phân b tương ng. 

Chắc chắn đọc đến đây sẽ có ý kiến cho rằng (i): lúc nào thi thì đóng tiền và thi thôi điểm từ 1-9 cơ mà lo gì?; (ii): muốn được điểm càng cao thì phải ôn IELTS càng lâu; (iii) không cần học IELTS làm gì, giỏi ngữ pháp nói TA hay đi thi là điểm cao hết.

Tất nhiên, không có gì là hoàn toàn và ý nào trtong ý trênhậm chí là nhiều ý khác nữa, cũng đều có điểm đúng. Nhưng theo như kinh nghiệm của mình, có mấy lí do sau để mỗi người nên có 1 plan cho mình. Dù là 6 tháng, 3 tháng, 1 tháng hay … 1 tuần:

– Thứ nhất, IELTS chỉ là một chứng chỉ xác nhận khả năng ngôn ngữ của bạn theo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc- viết bằng Tiếng Anh (of course). Và vì nó là 1 kì thi cho hàng tỉ người ở khắp mọi nơi nên sự đánh giá, trrong hệ quy chiếu của hội đồng ra đề, sẽ ko bao giờ nói lên được hết được khả năng của từng người. Cũng như mọi kì thi khác, nó có những quy luật riêng. Học trời học đất mà ko nắm đc quy luật cũng sẽ khó mà được những con điểm cao ngất. Ngược lại, chỉ cần vững cơ bản, luyện cho trúng, 7 8 ngon lành ạ.

– Thứ hai, bạn có 1 nghìn việc phải làm. Trong cái xã hội bận rộn này, dù IELTS có giúp bạn xin việc, thì bạn cũng cần có vô số thứ khác trong bộ CV để có 1 công việc tốt; hoặc là muốn xin học bổng thì còn điểm học ở trg, rồi hoạt động ngoại khóa vân vân và mây mây. Mà cuộc sống thì lúc nào cũng là những sự đánh đổi, trong đó thời gian là quý giá nhất. Bạn dành càng nhiều thời gian để ấp ủ cái sự “eo ót”, cũng ko khác nào bạn đã đánh mất đi 1 vài cơ hội hoặc thời gian cho những thứ quan trọng khác cả.

– Thứ ba, vì bạn tự học – 1 con dao rất hai lưỡi, nó có thể đẩy bạn lên phía trước rất nhanh, nhưng cũng có thể khiến bạn dậm chân tại chỗ t0orng nháy mắt. 1 lộ trifnnh rõ ràng + 1 mục tiêu đàng hoàng + chiến lược đúng đắn = bạn sẽ thành công. Mình đã từng chứng kiến bản thân giơ khẩu hiệu ôn thi trong hào hứng, xong rồi chẳng có plan cụ thể nên cứ dò la hết web này web nọ rồi cố đấm ăn xôi chắp vá vào cho mình, thế là thành 1 cái gì đó chả ra gì =)). Kiểu như cứ cố gắng đọc Simon 1 tí, đọc … Lê Na 1 tí, rồi chắp ghép nghe rất gì và này nọ, nhưng thực ra chả ra gì. Hoặc là có 1 vài đứa em mình, cơ bản chưa vững nhưng cứ cố ngồi làm Camb và tự hỏi “sao mãi em ko lên điểm???” hay “sao điểm em cứ phập phù”?

Luyên thuyên thế đủ rồi, vì đối tượng mình muốn chia sẻ kinh nghiệm học và thi IELTS mỗi người 1 xuất phát khác nhau nên mình sẽ cố gắng chia sẻ trtong phạm vi hiểu biết những lộ trình mà theo mình là hợp lý nhất, để dù bạn có “mất gốc”, hay đã nói tiếng Anh cực trôi chảy, cũng sẽ tìm được 1 plan cho riêng mình.

Tất nhiên, viết từ bản thân thì dễ hơn, với cả, chiều “lũ” sv siêu quậy của mình trước, nên mình sẽ dành note đầu tiên này cho đối tượng giống mình ngày xưa.

Đối tượng: vững căn bản, từ vựng ở mức trung bình khá, rắc hạt tiêu các expressions khó, các từ vựng thuộc dạng “advanced” hay “academic” từ biết từ không, rất chi là … random :D. Nhìn chung, 2 kĩ năng thụ động (đọc – nghe) tương đối tốt, 2 kĩ năng chủ động (nói – viết) trung bình khá, phập phù.

Nhìn vào những dấu hiệu trên đây, mình lập 1 kế hoạch tập ưu tiên số 1 là IDEAS và cách hành văn nói + viết, số 2 là hệ thống từ vựng, số 3 là tiếp tục củng cố kĩ năng đọc – nghe.

Mục tiêu: Nâng điểm đọc, nghe lên mức tối đa ( 2 kĩ năng này chỉ cần chăm và “tỉnh”. Cố gắng viết và nói lên ít nhất 1 band.

Xuất phát điểm mình sẽ lấy điểm lần đầu tiên thi là 2010: Overall 7.0 (R: 8, L 7, W 6.5, S 7). Điểm này random lắm vì hồi đấy mình làm camb trong đúng 1 tuần Tết và đi thi luôn.

Target: 8.0 (tất cả các band trên 7 là được). Có ôn có hơn, mình tin thế. Mục tiêu của mình là W ít nhât 7.

Kết quả: 8.0 – Tất cả các kĩ năng 8. Tức là R ko lên 🙁

Mình chỉ có 2 tháng để làm tất cả mọi thứ. Chưa kể mình còn đang đi làm, rất bận :(. Nên tốt nhất mọi người hãy dành khoảng 2-3 tháng để có hiệu quả cao nhất. Nhưng dù là mấy tháng thì cũng phải tuân theo các giai đoạn sau, và nhớ là: đang ở giai đoạn này thì đừng có “đứng núi này trông núi nọ” mà hỏng bét ạ 😀

  1. Giai đon 1: H thng li ng pháp – t vng, cng c phát âm, luyn 1 chút nghe nh :
    a.       Ng pháp

Mọi người đừng khinh ngữ pháp ạ, đặc biệt là dân ban D như mình hay nghĩ kiểu: viết đúng có gì khó. Nhưng sự thật là viết đúng là ko đủ, bạn cần phải viết 1 cách trôi chảy, linh hoạt, đa dạng nữa. Hãy nhớ lại những bài học viết lại câu hồi cấp 2, cấp 3 hay phải làm đi ạ. 1 nội dung mà có thể có 5 7 cách viết khác nhau, đem đến sự uyển chuyển cho câu chữ hơn rất nhiều đúng không nào? Vì thế, việc đầu tiên, hãy cố gắng xem lại những cấu trúc câu phức, các mẫu câu thay thế đc cho nhau, v.v để sau này khỏi phải check google nữa ^^. Cụ thể, mình nghĩ những thứ quan trọng nhất sẽ là: mệnh đề quan hệ, đảo ngữ, mệnh đề trạng từ, các câu nguyên nhân – kết quả, các câu điều kiện, các câu tuy – nhưng, so sánh và đối chiếu.

Cách dễ làm nhất là đem mấy cái bài luận nào đó của mình, 1 đoạn văn nào đó mifnht ừng viết, hay 1 câu stt tiếng Anh nào đó cũng đc, cố gắng paraphase lại theo 1 hay nhiều cách khác. Hãy làm sao để khi bạn bắt đầu viết hay nói, phản xạ của bạn sẽ khiến bạn thốt ra những câu đơn – ghép thay thế nhau chứ ko chỉ liên tục những câu đơn cụt lủn, hay là viết 1 câu dài xong lại thiếu nọ thiếu kia. Muốn như thế thì chỉ có luyện và luyện thôi ạ.

VD: Thay vì nói: Kids will find their orientation in their thought and behavior most effectively in their teachers’ advice and and instructions at schools.

Bạn có thể nói: Nowhere can kids find their orientation in their thought and behavior more effectively in their teachers’ advice and instructions at school.

Nói thì d, đ mà biến nó thành phn x, viết ra câu nào, th ra ch nào uyn chuyn linh hot ch đó, phi luyn!!!

Ngày nào mình cũng cố gắng viết 1 đoạn văn tầm 5 dòng (tương  đương với 1 ý trong essay task 2). Lần 1 viết bản năng nhất có thể, rồi đọc lại, sau đó cố gắng sửa những chỗ có thể sửa (ví dụ như thay mệnh đề quan hệ biến 2 câu thành 1 câu, chuyển sang đảo ngữ nếu phù hợp, thêm thắt 1 số linking words cho sinh động thêm). Sau đó, check xem hay chưa, sự linh hoạt giữa basic sentences và complex sentences đã ok chưa, đọc to lên có bị mệt ko , hoặc cụt ko. Rồi chữa. Sau đó, đóng hết lại và cố gắng viết sao cho ok nhất có thể.

Trong giai đoạn này, dù nói hay viết cũng nên dừng lại ở từng câu, từng ý, chuốt cho nét chứ ko nên tham viết cả bài xong sẽ ngại sửa là 1, ko nhìn thấy ngay được sự khác biệt và tiến bộ là hai -> chả mấy mà nản.

Một cách khác là cố gắng viết nhật ký bằng tiếng Anh hàng ngày (vs điều kiện là bạn có time để làm việc đó), ko thì viết stt (định viết 1 kiểu – viết ra – sửa lại cho hay ho – post), hoặc là nhắn tin với người yêu bằng tiếng Anh cũng là 1 ý hay :)) . Nói chung là cố gắng viết cho hay vào, mình hay đọc blog của mấy chị tiếng Anh giỏi giỏi xong bắt chước các mẫu câu hay ho, ghi chép các expression thích thú và dễ áp dụng mọi lúc mọi nơi mọi topics xong note vào sổ, sau đó viết cái gì cũng thử nghĩ cách cho bọn hay ho kia vào :))., kiểu như “in a blink of an eyes” ý :)). Nhớ là chỉ ghi nhớ những thứ dễ áp dụng nhé, chứ tự nhiên nhớ 1 thứ lạ hoắc hơ xong nghĩ thì chắc sau này sẽ nổ não.

1 số nguồn phù hợp để tham khảo cách hành văn hay ho và ko miễn cưỡng bó hẹp trong IELTS: báo chí tiếng Anh (academic 1 chút kiểu như đọc mấy cái trang tin xịn xịn là ok, xem phim, đọc truyện tiếng Anh (siêu effective), và chính các bài reading IELTS :)).

Mỗi ngày mình dành trtung bình 1-2 tiếng để đọc, ko cần liên tục và tùy vào phương pháp. Mình sẽ viết và sửa theo công đoạn nói trên khoảng tầm 2 đoạn văn, và cố gắng nói chúng ra 1 cách tự nhiên nhất. Đơn giản đúng ko ạ ^^.

b.       T vng

Cái này kinh này :(. Vì mình bị ở cái dạng “safe zone” về từ vựng ấy. Lượng từ phổ thông của mình đã ok để giao tiếp, diễn đạt các cuộc hội thoại thông thường hoặc viết lách ở mức người ta hiểu được thôi. Chứ còn academic words mình bị bí bách lắm, vì như kiểu cái áo mặc ok rồi mãi ko nghĩ tới việc mua cái áo mới. Nên mình coi như “yêu lại từ đầu” với món từ vựng này, dù biết là đầy thứ mình đã biết rồi, nhưng hệ thống lại 1 lần chả chết ai.

Mình đã nghiên cứu và down mấy cuốn sau để làm mỗi ngày ( xếp theo độ khó tăng dần) :- Cambridge vocabulary for IELTS ( Pauline Cullen)- Achieve IELTS Grammar and Vocabulary – Cambridge Vocabulary For IELTS Advanced ( Michael McCathy – Felicity O’Dell)- English Collocation in Use ( Michael McCathy – Felicity O’Dell) . Lý tưởng nhất là làm đc hết chỗ này, mình thì lười nên random lắm ạ, có quyển số 1 và số 4 là strongly recommend nhất nếu như thực sự phải lựa chọn haha. Ngoài ra có quyển này bổ trợ cực tốt cho IELTS writing và spk Check your vocabulary for IELTS examination. Mình sẽ tìm lại link và post trong bài riêng về tài liệu nhé.

Làm bài tập mỗi ngày 1 chủ đề (thường mấy quyển này các chủ đề same same nhau). Sau đó phải ứng dụng ngay (mình thích cách học đi đôi với hành). Cái này phải link ngay với phần ngữ pháp ở trên. Ví dụ như học về chủ đề môi trường nhé, mình sẽ viết mấy cái đoạn văn kia về chủ đề đó. Cũng theo công thức: lần 1 bản năng, sửa lại theo những thứ vừa học đc, rồi viết lại, rồi đóng mọi thứ và tự bắt chước xem nắm băt đc bn phần trăm :D. Công thức vàng cho tự học đấy ạ.

c.        Cng c phat âm và luyn nghe “nh

Chẳng có gì đặc biệt. Đơn giản là có từ mới thì phải tập đọc cho đúng :)) làm bài tập đến câu nào đọc câu đó là liệu pháp hay nhất vừa mỏi mồm vừa nhớ đc từ lại luyện luôn phát âm chống buồn ngủ.

Nghe thì đơn giản là xem phim kia kìa, và làm các bài có nghe ở trong mấy quyển nêu trên. Ngon luôn ^^.

Lưu ý cho giai đon này, mi th phi tiến hành song song. Mi ngày chia thi gian cho hp lý và k bng theo dõi tick tick tick đ xem mình hoàn thành được bao nhiêu ngày ri, có đúng plan ko, có tiến b ko, v.v.

2. Giai đon 2: Tiến hành luyn tng chú kĩ năng mt và làm đ hùng hc :))

Sau khi đã củng cố ok cái móng rồi, bắt đầu xây từng tầng một thôi ạ. Vì thơi gian muốn tối giản nên tốt nhất là vừa làm đề vừa luyện. Cơ mà ở giai đoạn này chưa nhất thiết phải áp dụng chặt chẽ về thời gian, vì mình quan niệm là làm kĩ 1 chút để học thêm chứ chưa dùng tiểu xảo gì ở giaii đoạn này. Đọc bài nào phải nhớ bài đó có gì hay, có từ gì mới, có cấu trúc gì có thể ghi nhớ được. Viết lách cũng cần trau chuốt chứ ko nên vội vàng, ko lại rơi vào cảnh “chưa học bò đã lo học chạy”.

Cụ thể với 4 kĩ năng nhé ạ:

  1. Listening:

Sách khuyên dùng:  Mình chẳng luyện nghe trong sách ngoài nhiều, cứ bộ Cambridge mà tương. Nếu cần phụ trợ theo từng section tách riêng thì bạn có thể tham khảo cuốn “Listening strategies for IELST” – mua ở nhà sách Trang Bà Triệu nhé.

Mình ko thích boring nên để tập phản xạ nghe mình bắt chước Bảo Anh bạn mình (nó nghe giỏi lắm :(() sync các thứ kì diệu vào iphone để nghe ngày nghe đêm, nghe mọi nơi mọi lúc có thể. Các kênh có thể hỗ trợ tốt cho IELTS listening có thể kể đến như BBC (cái này mua đĩa ở chỗ cô Trang Bà Triệu có kèm đĩa, rất ok đó mà đỡ phải down, đối vs svien NG lại càng tốt để đỡ bị fail listening :P) hoặc CNN :-?. Ngoài ra xem và nghe bất cứ cái gì bạn thích, mình recommend nghe kiểu này là vì có nhiều đoạn phỏng vấn, hoặc giới thiệu thông tin về 1 vấn đề nào đó; thảo luận 2 người hay nhiều người, rồi phỏng vấn qua điện thoại, v.v rất hay gặp trong bài thi Listening.

Mình thích nhất và thấy hiệu quả nhất là nghe những thứ thực sự mình đang quan tâm. Ví dụ như tin tức nóng hổi, kể cả tin showbiz =)) (các bạn sẽ đc học cách kể thế nào cho hay, cho cuốn hút), hay là nghe người ta mô tả cách nấu món ăn (sở thích của mình – cái này áp dụng cực chuẩn cho việc mô tả 1 hobbies nào đó hoặc experiences trong phần speaking), hoặc nghe mấy cái trao đổi thảo luận về các vấn đề nóng như kiểu có nên bắt sinh viên mặc đồng phục ko chẳng hạn. Vừa gain information, vừa luyện nghe, lại tránh đc tình trạng mệt mỏi của báo đài Việt Nam bây giờ 🙂

Mỗi ngày, ngoài việc nghe liên tục những thứ trên, mình sẽ làm 01 test trogn Cambridge. Làm đúng như người ta nói. Làm xong chưa check key, mà nghe lại lần nữa để sửa, rồi sau đó mới check key để xem sai ở đâu, chuyển đến đúng đoạn đó để tìm hiểu lí do vì sao mình sai. Đó là lí do vì sao mà mỗi ngày chỉ 01 test đã đủ chết rồi. Làm nhiều đau diều :>.

Mình có 1 file excel theo dõi điểm của mình theo từng ngày và từng kĩ năng. Cái này làm thủ công thôi, mọi người cũng nên làm, nó vừa là để theo dõi và tính toán cho giai đoạn sau, vừa là để thúc giục, tạo động lực nữa.\

2. Reading

Sách khuyên dùng: Ngoài Camb ra, bạn hãy tìm mua cuốn Reading Strategies for IELTS ( cùng bộ với bạn Lis ở trên), ngoài ra có quyển IELTS Reading Test. Có thể tham khảo thêm và làm các bài trên trang web của Britishcouncil

Reading thì cứ làm nhiều là được. Trước hết nhớ mua 2 quyển mình nêu trreen vì nó nêu rất rõ các dạng bài chính. Sau đó, hãy đừng làm theo kiểu test như listening trên kia. Mà làm theo từng dạng, ví dụ day 1 là crack Y/N/NG, day 2 là crack Finding main ideas chẳng hạn. Làm như thế bạn sẽ biết bạn mạnh ở bài nào, yếu ở bài nào để cân đối ở giai đoạn tới. Tips cho từng dạng bài chờ kì sau nhé ở đây sẽ bị dài 🙂

Key to reading ielts chỉ là luyện và luyện thôi. Ko có gì khác biệt cả. Quan trognj là giống như IELTS lis trên kia, hãy tự kiểm tra và phản biện chính mình, sau đó mới check key. Mỗi khi đặt bút ghi câu trả lời, hãy nghĩ t0orng đầu: “Tại sao mình lại làm thế?”. Mọi câu tloi đúng để có thể giải thích 1 cách ngắn gọn, khoa học và có bằng chứng. Nếu ko, hãy xem lại trc khi qua muộn.

Writing: Tích tiểu thành đại, chọn lọc nguồn tham khảo, tránh ôm đồm, tránh tự tin.

Sách khuyên dùng: Blog Simon, Academic Writing for IELTS ( Sam McCatter), VISUAL IELTS Gabi Duigu. Ngoài ra, ko bao giờ được quên cuốn English Collocation in Use thần thánh. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết của Lê Na cho task 2 và Mr. Hải Jim cho Task 1. Mình có tlieu in của 2 người này, bạn nào muốn mình sẽ cho mượn photo. Quyển của Mat Clark nếu lọc cũng có thứ học đc nhg mình k thích cách rườm rà ko cần thiết và có phần hơi ngu hóa bản thân nên mình chỉ tham khảo thôi.

1 cẩm nang khuyên dùng nữa là quyển toàn ideas là ideas của ông Simon thần thánh. Quyển này có gần như đủ các ideas cần thiết cho các bạn bí ideas hoặc ôn trong thời gian ngắn. Mình cũng có luôn, để lại comment email để mình tổng hợp tài liệu rồi gửi nhé 🙂

Writing thì mình nói thật là được 6.5 ko khó, từ 7 trở lên mới gian truân. Hãy cố viết mỗi ngày 1 chủ đề, 1 bài thôi thật hay là được rồi. Task 1 nên luyện trước vì dễ, nhiều sample. Tuy nhiên điểm T1 ít hơn nên hãy cố gắng học T1 ngon lành cành đào và tự tạo cho mình 1 công thức duy nhất để nhớ thôi, nhớ nhiều đau diều, again. Ví dụ, hãy nhớ lấy độ 2-3 từ để tả sự tăng, 2-3 từ tả sự giảm, 2-3 mẫu câu nói về sự chuyển biến quá độ thời gian abc bla bla. Vì bạn có học 10 loại thì đi thi cũng ko dùng hết. Work smart.

1 vấn đề của writing chính là ideas, cái này wri với spk giống nhau. Ngoài việc mượn ý chú Simon, bạn có thể tư duy theo cách bạn thích và áp dụng đc mọi nơi. Cá nhân mình, có 3 tấm gương tham chiếu để mình brainstorm nhanh nhất: 1 là cá nhân – tập thể – tập thể to hơn (xã hội), 2 là về các khía cạnh trong đời sống (kinh tế, an sinh xã hội, rồi tâm lý cá nhân gì đó). Vấn đề nào cũng soi vào 1 t0orng 2 công thức trên mà tương ideas thôi :)).

Áp dụng cách 1 chẳng hạn: Kiểu như miễn phí giáo dục thì có hại. Đối với sinh viên thì của biếu là của ôi, ko mất tiền thì cứ bùng học tự nhiên. Đối với nhà trường thì miễn phí giáo dục sẽ mất 1 khoản thu dành cho các công việc business của trường, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở vật chất, rồi phụ thuộc vào trợ cấp sẽ dẫn tới những thứ mệt mỏi khi quá nhiều trường cùng miễn phí t0orng 1 nước; đối với xã hội to hơn thì là nguồn lao động tuonwg lai chất lượng có thể bị đe dọa, rồi thì miễn phí giáo dục tức là phải spare tiền các ngành khác để nuôi nó -> tóm lại là hại.

Nếu ko đặt ra công thức như vậy, mỗi topics ập tới lại ngồi nghĩ thì sẽ rất tốn time. Bạn chỉ có 40p để viết, tốn 5p brainstorm và viết ra từng kia đã là nhiều rồi. Mình áp dụng và truyền cho bạn học nhóm với mình là Trang Nhung thì có vẻ rất đc hưởng ứng :)) nên mình nghĩ nó sẽ work thôi.

Vấn đề tiếp theo là viết thế nào cho hay. Mình lập 1 luật cho bản thân. Ví dụ, trong 1 bài viết, dù viết cái gì, cũng bắt buộc đúng cấu trúc đã đành này, ít nhất có 1-2 mệnh đề quan hệ, 1 đảo ngữ, rồi thì baon hiêu đó các cấu trúc complex khác (thanks to, owing to, v.v và mây mây), linking words phải hay ho và thống nhất (to begin with, to commence with, v.v), Basic và complex phải đan xen nhịp nhàng, ko được dùng phrasal verb, ko được lặp từ qá nhiều,tận dụng tối đa các yếu tố khiến ko có bất cứ khẳng định nào là hoàn toàn chắc nịnh (ví dụ thêm: may, might, could gì đó để giảm sự chắc như đinh đóng cột đi, examiner đỡ question :))). Và quan trọng là luôn phải có 1 ví dụ liên quan. Nhớ là phải liên quan, nhưng chỉ được trong 1 câu phức thôi. Nên là phải liên quan mật thiết luôn, đơn giản cũng đc, ko cần phức tạp, quan trọng là dùng sự khéo léo để viết 1 ví dụ đó trong 1 câu, quá là 1 điều ko dễ luôn :))

Ví dụ: With music, painting and other kinds of arts gaining their popularity, people’s spiritual life is continuously enriched. Such cities, say, Florence, Paris and Madrid are always unforgettable destinations of millions of visitors for their spectacular artistic creations and lure them into a different world where people are away from worries and let their creativity take off.

-> Câu đặt vđ là basic để câu ví dụ là complex. Nói mọi thứ tỏng 1 câu luôn nè 🙂

Cuối cùng là độ dài, theo mình thì ko đc phép viết ngắn, nhưng cũng ko nên quá dài. Độ 270-280 từ là chuẩn. Muốn được như thế thì từ khi tập viết  đoạn, hãy cố gắng mỗi đoạn 5 câu như mình nói là max. couting cẩn thận, sau độ 6-7 bài là bạn sẽ quen với nhịp viết đó.

Speaking

Khuyên dùng: như writing. Quan trọng là phải đọc to moijt hứ bạn viết để tập phát âm cho chuẩn, nhấn nhá ngon lành 🙂

Về speaking thì mình nghĩ nên có partner, quan trọng lắm. Mình tin là mình đã cải thiện rất nhiều nhờ học nói với Trang Nhung, và cô ấy cũng thế hihi. Bọn mình cứ ngồi, 1 đứa hỏi rồi đứa ika làm thí sinh, đứa hỏi có trách nhiệm góp ý các kiểu và nói là “nếu là tôi thì tôi sẽ nói ý a,b,c. Việc trao đổi ideas như thế sẽ giúp nhơ lâu hơn, có ng sửa cho lại càng xịn.

Cách thứ 2 mà mình vẫn luyện là ngồi quay video. Mình bật lên và tự hỏi tự trả lời. Sau đó xem lại video để xem mình hay mắc những tật gì (mình bị tật nói nhìn lên zời), phát âm hay sai những từ nào, đã nhấn nhá ok chưa. Sau đó quay lại cũng topic đó để xem sửa đc bn phần trăm lỗi rồi.

Giooosgn như nghe, hãy cố gắng nói nhiều, nói về mọi thứ để luyện cách nói tự nhiên, cứ cười, cứ đăm chiêu nếu như những gì bạn đang nói liên quan tới hành động và cử chỉ của bạn. Cố gắng áp dụng các rules cho writing vào đây nhé. Và nhớ là, nhớ đc gì thì hãy vận dụng ở những giây đầu tiên khi đc nói, vì càng về sau, sức ép thời gian và ông examiner sẽ làm cho bạn quên sạch =)). Hãy cố gắng nói khi chưa bị ngắt lời hoặc chưa hết giờ, cứ tập cái non-stop speaking skills, cố gắng kéo dài câu trả lời (chứ đừng cố nghĩ thêm ý vì nhìn mặt bạn sẽ rất bcuoi đấy). thêm ví dụ. Mọi người hay bảo nên make up những thứ ko có thật, nhưng theo mình thì cứ cái gì thật mà nói, có chăng chỉ là giả vờ theo kiểu: tả 1 chuyến đi trong mơ mà như đi rồi, 1 anh người yêu t0orng mơ mà như đang sánh đôi. Chứ đừng tả 1 c ái gì đó mà bạn chưa hề có ý niệm, examiner họ thông minh lắm :-s

Mình có quyển sổ, trang cuối cùng mình ghi những từ học mãi ko nhớ, những cấu trúc hay quên mà lại xịn, và những lỗi hay gặp trong mọi kĩ năng. Vì cái hay sai nhất chính là cái sẽ sai trong khi thi nếu ko kịp thời sửa. Ngày nào cũng niệm thần chú mấy cái lỗi đấy để ko bh đc mắc phải nữa :))

Mình cho hết videos đó vào 1 folder và cũng theo dõi trên excel xem sự tiến bộ đến đâu. Và sự thật là điểm 8 speaking đã ko hề làm cho mình thất vọng 🙂

(Còn Tiếp phần 2)